Decree on Registration and Operation Management of Foreign NGOs in Vietnam

For optimal readability, we highly recommend downloading the document PDF, which you can do below.

Document Information:


CHÍNH PHỦ
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 12/2012/NĐ -CP Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2012

NGHỊ ĐỊNH
VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ
NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 15/2008/NĐ -CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về đăng ký và quản lý hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ
nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác, của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các
quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được
thành lập theo luật pháp nước ngoài, có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo,
không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “ Tổ chức phi chính phủ nước ngoài ” là các tổ chức nêu tại khoản 2 Điều 1 của Nghị
định này.

2. “ Hoạt động nhân đạo, phát triển ” là các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo,
không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác.
3. “ Chương trình ” là một tập h ợp các hoạt động, các dự án có liên quan đến nhau và có
thể liên quan đến một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể
khác nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, có thời hạn thực hiện
tương đối dài hoặc theo nhiều giai đoạn, nguồn lực để thực hiện có thể được huy động từ
nhiều nguồn ở những thời điểm khác nhau, với nhiều phương thức khác nhau.
4. “ Dự án ” là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc
một số mục tiêu xác định, được thực hiện tr ên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác
định, dựa trên những nguồn lực xác định.
5. “ Viện trợ phi dự án ” là các khoản viện trợ không thuộc chương trình, dự án, được cung
cấp dưới dạng hiện vật, tiền mặt hoặc chuyên gia (kể cả chuyên gia tình nguyện) cho các
mục đích nhân đạo, phát triển.
6. “ Cam kết dài hạn ” là sự cam kết tài trợ hoặc hoạt động với thời gian từ 05 (năm) năm
trở lên.
7. “ Cơ quan đối tác Việt Nam ” là cơ quan, tổ chức Việt Nam trực tiếp hợp tác và ký kết
thỏa thuận hợp tác với tổ chức ph i chính phủ hoặc cá nhân nước ngoài sau khi được cấp
có thẩm quyền Việt Nam phê duyệt.
8. “ Giấy Đăng ký ” là văn bản xác nhận tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký hoạt
động theo quy định của Nghị định này, được thể hiện dưới ba hình thức là: Giấy đăn g ký
hoạt động, Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án, Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện.
9. “ Văn phòng đại diện ” là cơ quan đại diện chính thức của tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tại Việt Nam.
10. “ Văn phòng dự án ” là văn phòng độc lập hoặc bộ phận của Văn phòng đại diện, được
đặt tại một địa phương để giám sát, triển khai các dự án do tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tài trợ ở địa phương đó hoặc trong khu vực Văn phòng dự án không còn khi kết
thúc dự án.
11. “ Thỏa thuận khung ” là thỏa thuận được ký kết giữ a các cơ quan, tổ chức Việt Nam có
thẩm quyền theo quy định của pháp luật với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, trong đó
quy định quyền, trách nhiệm, nội dung hoạt động nhân đạo, phát triển của tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Điều 3. Chính s ách của Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức phi chính phủ nước
ngoài
1. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam.

2. Tổ chức phi chính phủ nước ng oài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt
Nam đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Điều 25
của Nghị định này và tuân thủ pháp luật Việt Nam.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện các hành vi sau:
1. Tổ chức, thực hiện các hoạt động chính trị, tôn giáo và các hoạt động không phù hợp
với lợi ích quốc gia, an ninh, quốc phòng, đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
2. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động nhằm mục đí ch thu lợi nhuận, không phục
vụ mục đích nhân đạo, phát triển.
3. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động liên quan đến rửa tiền, khủng bố.
4. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động xâm hại đạo đức xã hội. thuần phong, mỹ
tục, truyền thống và bản sắ c dân tộc.
5. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động khác trái với quy định của pháp luật Việt
Nam.
Chương 2.
THỦ TỤC ĐĂNG KÝ ĐỐI VỚI TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI TẠI
VIỆT NAM
Điều 5. Hình thức đăng ký
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có thể được xét cấp đăng ký dưới ba hình thức gồm:
Giấy đăng ký hoạt động, Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án và Giấy đăng ký lập Văn
phòng đại diện.
Điều 6. Thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động
1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài muốn được phép hoạt động tại Việt Nam ph ải đáp
ứng các điều kiện sau:
a) Có tư cách pháp nhân theo pháp luật của quốc gia nơi thành lập.
b) Có điều lệ, tôn chỉ hoạt động rõ ràng.
c) Có kế hoạch hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam thông qua các chương trình,
dự án hoặc viện trợ phi dự án phù hợp với chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà
nước Việt Nam.

2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đề nghị cấp Giấy đăng ký hoạt động nộp trực tiếp
hoặc qua bưu điện hoặc thông qua Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đến Ủy ban
Công tác về cá c tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ (các hồ sơ bằng tiềng
nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được chứng thực hợp lệ), mỗi bộ gồm:
a) 01 đơn đề nghị của tổ chức phi chính phủ nước ngoài do người có thẩm quyền ký gửi
đến Ủy ban Công t ác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, gồm những nội dung
chính sau đây:
– Tên đầy đủ và viết tắt của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính.
– Tôn chỉ, mục đích hoạt động.
– Sơ lược về lịch sử và quá trình phát triển của tổ chức.
– Nguồn và khả năng tài chính .
– Chương trình, dự án và/hoặc kế hoạch hoạt động tại Việt Nam.
– Cam kết chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam và tôn trọng phong tục, tập quán
truyền thống của Việt Nam.
b) 01 bản sao Điều lệ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã được hợp pháp hóa lãnh
sự, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
c) Bản chính hoặc 01 bản sao chứng nhận tư cách pháp nhân do cơ quan có thẩm quyền ở
nơi thành lập hoặc nơi đặt trụ sở chính cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác.
3. Trong thời gian không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm thông
báo kế t quả bằng văn bản đến tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan.
4. Trường hợp được đồng ý cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức phi chính phủ nước
ngoài có trách nhiệm cử người ký tên trong đơn đến nhận Giấy đăng ký hoạt động trực
tiếp tại trụ sở Ủy ba n Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong trường
hợp ủy quyền cho người khác, yêu cầu người đến nhận phải xuất trình giấy ủy quyền và
giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh thư …) hoặc có thể nhận qua đường bưu điện.
5. Thời hạn của Giấy đă ng ký hoạt động là 03 (ba) năm kể từ ngày cấp. Trong trường hợp
sau, Giấy đăng ký hoạt động sẽ hết hiệu lực:
– Vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại nơi
thành lập hoặc đặt trụ sở chính trong trường hợp pháp luật nước đó có quy định thời hạn
đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ đó.

– Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp một trong hai loại Giấy đăng ký lập Văn
phòng dự án hoặc Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Điều 7. Thủ tục gia hạn Giấy đăng ký hoạt động
1. Ít nhất 60 (sáu mươi) ngày trước khi Giấy đăng ký hoạt động hết hạn, tổ chức phi
chính phủ nước ngoài có nhu cầu gia hạn Giấy đăng ký hoạt động, nộp trực tiếp hoặc gửi
qua đường bưu điện đến Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 b ộ
hồ sơ (các hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được chứng
thực hợp lệ), mỗi bộ gồm:
a) 01 đơn đề nghị gia hạn Giấy đăng ký hoạt động.
b) 01 bản chính Giấy đăng ký hoạt động sắp hết hạn.
c) 01 báo cáo tóm tắt hoạt động của tổ chức trong thời hạn Giấy đăng ký hoạt động đã
được cấp.
d) 01 bản kế hoạch hoạt động của tổ chức trong thời hạn Giấy đăng ký hoạt động tiếp
theo.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban
Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông báo kết quả bằng văn bản đến tổ
chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan.
3. Trường hợp được đồng ý gia hạn Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức phi chính phủ nước
ngoài có trách nhiệm cử người ký tên trong đơn đến nhận Giấy đă ng ký hoạt động đã
được gia hạn trực tiếp tại trụ sở Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài. Trong trường hợp ủy quyền cho người khác, yêu cầu người đến nhận phải xuất
trình giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh thư …) ho ặc có thể nhận
qua đường bưu điện.
4. Thời hạn của Giấy đăng ký hoạt động sau khi được gia hạn là 03 (ba) năm kể từ ngày
được gia hạn nhưng không vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính
phủ nước ngoài tại nơi thành lập hoặc đặt trụ sở chí nh trong trường hợp pháp luật nước
đó có quy định thời hạn đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ.
Điều 8. Thủ tục bổ sung, sửa đổi, cấp lại Giấy đăng ký hoạt động
1. Khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Giấy đăng ký hoạt động hoặc cấp
lại khi Giấy đăng ký hoạt động bị mất, rách, hỏng hoặc cũ nát, tổ chức phi chính phủ
nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Ủy ban Công tác về các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ (các hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản
dịch tiếng Việt đã được chứng thực hợp lệ), mỗi bộ gồm:

a) 01 đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại Giấy đăng ký hoạt động, trong đó nêu rõ
nội dung và lý do cần bổ sung, sửa đổi hoặc cần cấp lại.
b) 01 bản chính Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc
cấp lại do rách, hỏng hoặc cũ nát.
c) 01 bản sao y bản chính Giấy đăng ký hoạt động trong trường hợp đề nghị cấp lại do bị
mất bản chính.
2. Trong thời hạn 03 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy hồ sơ hợp lệ, Ủy ban
Cô ng tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm thông báo kết quả bằng
văn bản đến tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan.
3. Trường hợp được đồng ý sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại Giấy đăng ký hoạt động, tổ
chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm cử người ký tên trong đơn đến nhận Giấy
đăng ký hoạt động đã được ghi chú nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại trực tiếp tại trụ
sở Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong trường hợp ủy quyền
cho người khác, yêu cầu người đến nhận phải xuất trình giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân
(hộ chiếu, chứng minh thư …) hoặc có thể nhận qua đường bưu điện.
Điều 9. Thủ tục cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án
1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài muốn đăng ký lập Văn phòng dự án t ại Việt Nam
phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Đã được cấp Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
b) Có chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt và quy
mô, tính chất của chương trình, dự án đó đòi hỏi sự điều hành, giám sát thường xuyên, tại
chỗ.
2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án nộp
trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thông qua Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đến
Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chí nh phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ (các hồ sơ bằng
tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng Việt đã được chứng thực hợp lệ), mỗi bộ
gồm:
a) Đơn đề nghị lập Văn phòng dự án gồm các nội dung chủ yếu như sau: sự cần thiết lập
Văn phòng dự án; địa điểm dự kiến đặt Văn phòng dự án; dự kiến số lượng nhân viên là
người nước ngoài và người Việt Nam cần thiết cho hoạt động của Văn phòng dự án.
b) Bản chính Giấy đăng ký hoạt động.
c) 01 văn bản chương trình, dự án tại Việt Nam và 01 bản chính hoặc sao y bản chính văn
bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

d) Bản chính hoặc 01 bản sao Lý lịch tư pháp của người dự kiến làm Trưởng Văn phòng
dự án do cơ quan có thẩm quyền của nước mà Trưởng Văn phòng là công dân cấp đã
được hợp pháp hóa lãnh sự. Nếu Trưởng Văn phòng đã cư trú ở Việt Nam trên 6 tháng thì
phải có thêm 01 bản chính Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
đ) 01 bản tiểu sử của người dự kiến được cử làm Trưởng Văn phòng dự án và giấy giới
thiệu làm đại diện tại Việt Nam của ngư ời đứng đầu tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
3. Trong thời gian không quá 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm thông
báo kết quả bằng văn bản đến tổ chức ph i chính phủ nước ngoài có liên quan.
4. Trường hợp được đồng ý cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án, tổ chức phi chính
phủ nước ngoài có trách nhiệm cử người ký tên trong đơn đến nhận Giấy đăng ký lập
Văn phòng dự án trực tiếp tại trụ sở Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài. Trong trường hợp ủy quyền cho người khác, yêu cầu người đến nhận phải xuất
trình giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh thư …) hoặc có thể nhận
qua đường bưu điện.
5. Thời hạn của Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án là 05 (năm) năm kể từ ngày cấp
nhưng không vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
tại nơi thành lập hoặc đặt trụ sở chính trong trường hợp pháp luật nước đó có quy định
thời hạn đăng ký hoạt động của các tổ ch ức phi chính phủ.
Điều 10. Thủ tục gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án
1. Ít nhất 60 (sáu mươi) ngày khi Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án hết hạn, tổ chức phi
chính phủ nước ngoài có nhu cầu gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án nộp trực
tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài 01 bộ hồ sơ (các hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch tiếng
Việt đã được chứng thực hợp lệ), mỗi bộ gồm:
a) 01 đơn đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng d ự án.
b) 01 bản chính Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án sắp hết hạn.
c) 01 báo cáo tóm tắt hoạt động của tổ chức trong thời hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng
dự án đã được cấp.
d) 01 bản kế hoạch hoạt động của tổ chức trong thời hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng dự
án tiếp theo.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban
công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có văn bản trả lời tổ chức phi chính
phủ nước ngoài có liên quan về kết quả gia hạn.

3. Trường hợp được đ ồng ý gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án, tổ chức phi chính
phủ nước ngoài có trách nhiệm cử người có tên trong đơn đến nhận Giấy đăng ký lập Văn
phòng dự án đã được gia hạn trực tiếp tại trụ sở Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài . Trong trường hợp ủy quyền cho người khác, yêu cầu người đến nhận
phải xuất trình giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh thư …) hoặc có
thể nhận qua đường bưu điện.
4. Thời hạn của Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án dự án sau khi được gia h ạn là 05
(năm) năm kể từ ngày được gia hạn nhưng không vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động
của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại nơi thành lập hoặc đặt trụ sở chính trong trường
hợp pháp luật nước đó có quy định thời hạn đăng ký hoạt động của các tổ chứ c phi chính
phủ.
Điều 11. Thủ tục bổ sung, sửa đổi, cấp lại Đăng ký lập Văn phòng dự án
1. Khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án
khi Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án bị mất, rách, hỏng hoặc cũ nát, tổ chức phi chính
phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Ủy ban Công tác về các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ (các hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản
dịch tiếng Việt đã được chứng thực hợp lệ), mỗi bộ gồm:
a) 01 đơn đề nghị sửa đổ i, bổ sung hoặc cấp lại Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án, trong
đó nêu rõ nội dung và lý do cần bổ sung, sửa đổi hoặc cần cấp lại.
b) 01 bản chính Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án trong trường hợp đề nghị sửa đổi, bổ
sung hoặc cấp lại do rách, hỏng hoặc cũ nát (và 01 bản sao y bản chính trong bộ hồ sơ
còn lại).
c) 01 bản sao y bản chính Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án trong trường hợp đề nghị
cấp lại do bị mất bản chính.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy
ban Công tác về tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm thông báo kết quả bằng
văn bản đến tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan.
3. Trường hợp được đồng ý sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại Giấy đăng ký lập Văn phòng dự
án, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm cử người có tên trong đơn đến nhận
Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án đã được ghi chú nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc cấp
lại trực tiếp tại trụ sở Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Trong
trường hợp ủy quyền ch o người khác, yêu cầu người đến nhận phải xuất trình giấy ủy
quyền và giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh thư …) hoặc có thể nhận Giấy đăng ký
lập Văn phòng dự án qua đường bưu điện.
Điều 12. Thủ tục cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện

1. Tổ chức ph i chính phủ nước ngoài muốn đăng ký lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam
phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đã được cấp Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 6 của Nghị định này.
b) Có cam kết hoạt động dài hạn thông qua các chương trình, dự án đã đ ược cấp có thẩm
quyền của Việt Nam phê duyệt.
c) Đã hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam trong thời gian ít nhất hai năm.
d) Văn phòng đại diện chỉ được đặt tại một trong 3 (ba) thành phố là Hà Nội, Đà Nẵng và
thành phố Hồ Chí Minh.
2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đề nghị cấp Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện
nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc thông qua Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
đến Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ (các hồ sơ
bằng tiếng nước ngoài phải k èm theo bản dịch tiếng Việt đã được chứng thực hợp lệ),
mỗi bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị lập Văn phòng đại diện gồm các nội dung chủ yếu như sau: sự cần thiết
lập Văn phòng đại diện; địa điểm dự kiến đặt Văn phòng đại diện; dự kiến số lượng nhân
viên là n gười nước ngoài và người Việt Nam cần thiết cho hoạt động của Văn phòng đại
diện.
b) 01 bản chính Giấy đăng ký hoạt động hoặc 01 bản chụp Giấy phép thành lập Văn
phòng dự án (trong trường hợp đã thành lập văn phòng dự án tại Việt Nam).
c) 01 văn bản chương trình, dự án tại Việt Nam và 01 bản chính hoặc sao y bản chính văn
bản phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
d) 01 bản chính hoặc 01 bản sao Lý lịch tư pháp của người dự kiến làm Trưởng Văn
phòng đại diện do cơ quan có thẩm quyền của nước mà T rưởng Văn phòng là công dân
cấp đã được hợp pháp hóa lãnh sự. Nếu Trưởng Văn phòng đã cư trú ở Việt Nam trên 6
tháng thì phải có thêm 01 bản chính Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam cấp.
đ) 01 bản tiểu sử của người dự kiến được cử làm Trưởng Văn phòng đại diện và giấy giới
thiệu làm đại diện tại Việt Nam của người đứng đầu tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
e) 01 bản Báo cáo kết quả hoạt động tại Việt Nam của ít nhất 02 (hai) năm gần nhất.
3. Trong thời gian không quá 45 (bốn mươi năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
hợp lệ, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm thông
báo kết quả bằng văn bản đến tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan.

4. Trường hợp được đồng ý cấp Giấy đăng ký lậ p Văn phòng đại diện, tổ chức phi chính
phủ nước ngoài có trách nhiệm cử người ký tên trong đơn đến nhận Giấy đăng ký lập
Văn phòng đại diện trực tiếp tại trụ sở Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài. Trong trường hợp ủy quyền cho người k hác, yêu cầu người đến nhận phải
xuất trình giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh thư …) hoặc có thể
nhận Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện qua đường bưu điện.
5. Thời hạn của Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện là 05 (năm) năm kể từ ng ày cấp
nhưng không vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
tại nơi mình thành lập hoặc đặt trụ sở chính trong trường hợp pháp luật nước đó có quy
định thời hạn đăng ký hoạt động của các tổ chức phi chính phủ.
Điều 13. Thủ t ục gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện
1. Ít nhất 60 (sáu mươi) ngày trước khi Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện hết hạn, tổ
chức phi chính phủ nước ngoài có nhu cầu gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện
nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính
phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ (các hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải kèm theo bản dịch
tiếng Việt đã được chứng thực hợp lệ), mỗi bộ gồm:
a) 01 đơn đề nghị gia hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện.
b) 01 bả n chính Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện.
c) 01 báo cáo tóm tắt hoạt động của tổ chức trong thời hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng
đại diện đã được cấp.
d) 01 bản kế hoạch hoạt động của tổ chức trong thời hạn Giấy đăng ký lập Văn phòng đại
diện tiếp theo.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban
Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có văn bản trả lời tổ chức phi chính
phủ nước ngoài có liên quan về kết quả gia hạn.
3. Trường hợp được đồng ý gia hạn Giấ y đăng ký lập Văn phòng đại diện, tổ chức phi
chính phủ nước ngoài có trách nhiệm cử người ký tên trong đơn đến nhận Giấy đăng ký
lập Văn phòng đại diện đã được gia hạn trực tiếp tại trụ sở Ủy ban Công tác về các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài. Trong trư ờng hợp ủy quyền cho người khác, yêu cầu
người đến nhận phải xuất trình giấy ủy quyền và giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh
thư …) hoặc có thể nhận Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện qua đường bưu điện.
4. Thời hạn của Giấy đăng ký lập Văn phòng đại d iện sau khi được gia hạn là 05 (năm)
năm kể từ ngày được gia hạn nhưng không vượt quá thời hạn đăng ký hoạt động của tổ
chức phi chính phủ nước ngoài tại nơi thành lập hoặc đặt trụ sở chính trong trường hợp
pháp luật nước đó có quy định thời hạn đăng ký ho ạt động của các tổ chức phi chính phủ.

Điều 14. Thủ tục bổ sung, sửa đổi, cấp lại Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện
1. Khi có nhu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Giấy đăng ký lập Văn phòng đại
diện khi Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện bị mất, rách, hỏng hoặc cũ nát, tổ chức phi
chính phủ nước ngoài nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Ủy ban Công tác về các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài 01 bộ hồ sơ (các hồ sơ bằng tiếng nước ngoài phải kèm
theo bản dịch tiếng Việt đã được chứng thực hợp lệ), mỗi bộ gồm:
a) 01 đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện,
trong đó nêu rõ nội dung và lý do cần bổ sung, sửa đổi hoặc cần cấp lại.
b) 01 bản chính Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện trong trường hợp đề nghị sửa đổi,
bổ sung hoặc cấp lại do rách, hỏng hoặc cũ nát (và 01 bản sao y bản chính trong bộ hồ sơ
còn lại).
c) 01 bản sao y bản chính Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện trong trường hợp đề nghị
cấp lại do bị mất bản chính.
2. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm v iệc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy
ban Công tác về tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm thông báo kết quả bằng
văn bản đến tổ chức phi chính phủ nước ngoài có liên quan.
3. Trường hợp được đồng ý sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại Giấy đăng ký lập Văn phòng
đại diện, tổ chức phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm cử người ký tên trong đơn đến
nhận Giấy đăng ký lập Văn phòng đại diện đã được ghi chú nội dung sửa đổi, bổ sung
hoặc cấp lại trực tiếp tại trụ sở Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Trong trường hợp ủy quyền cho người khác, yêu cầu người đến nhận phải xuất trình giấy
ủy quyền và giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh thư …) hoặc có thể nhận Giấy đăng
ký lập Văn phòng đại diện qua đường bưu điện.
Điều 15. Đình ch ỉ, chấm dứt hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã có Giấy đăng ký bị đình chỉ hoạt động một phần,
đình chỉ toàn bộ hoạt động hoặc phải chấm dứt hoạt động và bị thu hồi Giấy đăng ký theo
quyết định của Bộ Ngo ại giao trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy đăng ký hết thời hạn mà không làm thủ tục đề nghị gia hạn theo quy định của
Nghị định này.
b) Vi phạm các điểm nêu tại Điều 4 của Nghị định này.
c) Cố tình làm sai lệch hồ sơ khi đăng ký.
d) Không có hoạt động trong thời gian 12 tháng sau khi được cấp Giấy đăng ký.

2. Trong thời hạn không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhận được thông báo buộc
chấm dứt hoạt động của Bộ Ngoại giao, tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải giải quyết
xong các vấn đề có liên quan đ ến trụ sở, nhà ở, nhân viên, phương tiện làm việc, giải
quyết xong các nghĩa vụ tài chính (nếu có) và những vấn đề liên quan khác với các tổ
chức và cá nhân tại Việt Nam.
3. Trong trường hợp tự chấm dứt hoạt động, tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải có
văn bản thông báo cho Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và Bộ
Ngoại giao 60 (sáu mươi) ngày trước khi chính thức chấm dứt hoạt động, kèm theo Giấy
đăng ký đã được cấp, báo cáo kiểm toán tài sản và tài chính và phải thực hiện các trách
nhiệm nêu tại khoản 2 của Điều này.
Chương 3.
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ NƯỚC NGOÀI
Điều 16. Quy định chung
1. Hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam phải theo đúng nội dung
được quy định trong Giấy đăng ký đã được cấp.
2. Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi
chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, là người chịu trách nhiệm về
mọi hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
3. Quyền, trách nh iệm của tổ chức phi chính phủ nước ngoài có Văn phòng đại diện hoặc
Văn phòng dự án được quy định cụ thể trong văn bản thỏa thuận khung ký kết với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này).
Điều 17. Thông báo hoạt động
Trong thời hạn 45 ngày sau khi được cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi Giấy đăng ký, tổ chức
phi chính phủ nước ngoài có trách nhiệm thông báo về việc cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi
Giấy đăng ký và kế hoạch hoạt động của tổ chức với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương nơi tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoặc dự kiến sẽ tiến hành
hoạt động.
Điều 18. Trách nhiệm báo cáo
1. Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án
hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước n goài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam,
có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về hoạt động tại Việt Nam gửi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này), đồng gửi Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương theo địa bàn hoạt động được xác định trong Giấy đăng
ký.

2. Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi
chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, có trách nhiệm báo cáo, tiến
hành kiểm toán, cung cấp tài liệu hoặc giải t hích những vấn đề liên quan tới hoạt động
của tổ chức, cá nhân liên quan khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại
Điều 25 của Nghị định này) yêu cầu.
Điều 19. Thuê trụ sở và nhân viên
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép thuê trụ sở và đ ược tuyển nhân viên người
nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho văn phòng khi có sự chấp thuận bằng văn
bản của cơ quan nhà nước đã cấp phép, phù hợp với Giấy đăng ký và các quy định của
pháp luật Việt Nam.
Điều 20. Cấp Giấy phép lao động
Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký, nhân viên nước ngoài
làm việc cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải đến Sở Lao động, Thương binh
và Xã hội tại địa phương nơi đóng trụ sở xin cấp Giấy phép lao động theo quy định hiện
hành của pháp l uật Việt Nam, trừ người nước ngoài là Trưởng đại diện (gồm Trưởng Văn
phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước
ngoài ủy nhiệm làm đại diện cho các hoạt động tại Việt Nam). Việc đăng ký là miễn phí.
Điều 21. Con dấu, tài khoản
1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký hoạt động được đăng ký con dấu theo
quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã đăng ký hoạt động được mở tài khoản (bằng
ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam) tại các ngân hàng được thành lập và hoạt động theo pháp
luật Việt Nam.
3. Đại diện và nhân viên là người nước ngoài của tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã
đăng ký hoạt động được mở tài khoản tại ngân hàng theo các quy định của pháp luật Việt
Nam.
Điều 22. Nhập khẩu hàng hó a
Việc nhập khẩu vào Việt Nam các thiết bị văn phòng, phương tiện giao thông và phụ
tùng thay thế, đồ dùng cá nhân cần thiết cho nhu cầu công tác và sinh hoạt của Văn
phòng đại diện, Văn phòng dự án hoặc và nhân viên là người nước ngoài của văn phòng
được áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 23. Thuế thu nhập cá nhân đối với người nước ngoài
Thuế thu nhập cá nhân đối với người đại diện, nhân viên và chuyên gia nước ngoài làm
việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam (tại các Văn phòng đại diện, Văn

phòng dự án và tại các dự án) sẽ được áp dụng theo các văn bản pháp luật về thuế của
Việt Nam.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao
Là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động của các tổ chức p hi chính phủ nước ngoài
1. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Tham mưu đề xuất những chủ trương, chính sách đối ngoại liên q uan đến hoạt động
của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
3. Thực hiện cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi
chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
4. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức
phi chính phủ nước ngoài.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ phân công.
Điều 25. Trách nhiệm của Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được thành lập theo Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giải quyết những
vấn đề liên quan đến các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
1. Phối hợp với Bộ Ngoại giao xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn
bản q uy phạm pháp luật về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt
Nam.
2. Chủ trì công tác thẩm định đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thông qua các
cơ quan thành viên Ủy ban để chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao xét cấp, gia hạn, sửa đổi,
bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt
Nam.
4. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các
vi phạm liên quan đến hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

5. Tổng hợp, báo cáo Chính phủ về tình hình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước
ngoài tại Việt Nam.
6. Định kỳ thông báo cho các Bộ, ngành, địa phươ ng về các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài đăng ký hoạt động trong lĩnh vực và địa bàn liên quan với các Bộ, ngành, địa
phương.
7. Phổ biến, cung cấp thông tin liên quan tới hoạt động phi chính phủ nước ngoài tới các
cơ quan đối tác Việt Nam và tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công và theo
quy định của pháp luật.
Điều 26. Trách nhiệm của các cơ quan có đại diện là thành viên Ủy ban Công tác về
các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
1. Văn phòng Chính phủ:
a) Giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong chỉ đạo công tác quản lý Nhà nước đối
với hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với các tổ
chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
2. Bộ Nội vụ: chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan tới quan hệ giữa các tổ chức
phi chính phủ trong nước, các hội với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
3. Bộ Công an: chịu trách nhiệm về những vấn đề có liên quan tới an ninh quốc gia và
trật tự an toàn xã hội trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt
Nam.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan tới việc quản lý
nhà nước đối với viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
5. Bộ Tài chính: chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến quản lý nhà nước về tài
chính đối với viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
6. Ban Tôn giáo Chính phủ: chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan đến tôn giáo
trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
7. Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam: chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan
đến quan hệ và vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài; là Cơ quan thường trực của
Ủy ban Công tác v ề các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ
quan Trung ương

1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Tổng hợp tình hình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hợp tác trực
tiếp với ngành, gửi Ủy ban Công tác về các tổ chức phí chính phủ nước ngoài 6 (sáu)
tháng một lần hoặc khi được yêu cầu, để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Xác định một đơn vị trực thuộc phù hợp làm đầu mối trong quan hệ và quản lý hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
nước ngoài hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc T rung ương.
2. Phối hợp với Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trong việc xem
xét cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy đăng ký.
3. Tổng hợp tình hình hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn, gửi
Ủy ban Công t ác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài 6 (sáu) tháng một lần hoặc khi
được yêu cầu, để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
4. Xác định một đơn vị trực thuộc phù hợp làm đầu mối trong quan hệ và quản lý hoạt
động của các tổ chức phi chính phủ nước ng oài tại địa phương.
Điều 29. Trách nhiệm của cơ quan đối tác Việt Nam
1. Tuân thủ các quy định về hoạt động và viện trợ của tổ chức phi chính phủ nước ngoài
tại Việt Nam khi hợp tác với tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
2. Hướng dẫn tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện các quy định có liên quan.
3. Báo cáo cơ quan có thẩm quyền tình hình hợp tác với tổ chức phi chính phủ nước
ngoài trực tiếp có quan hệ với tổ chức mình.
Chương 5.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 06 năm 2012 và bãi bỏ Quyết
định số 340/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Quy chế về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

2. Các tổ chức phi chính phủ nước ng oài đã được cấp giấy phép lập Văn phòng đại diện,
Văn phòng dự án, Giấy phép hoạt động tại Việt Nam theo Quy chế về hoạt động của các
tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số
340/TTg ngày 24 tháng 5 năm 1996 của Thủ tướ ng Chính phủ, khi có nhu cầu đăng ký
hoạt động theo các hình thức tương ứng quy định tại Nghị định này (lần lượt là Giấy đăng
ký lập Văn phòng đại diện, Giấy đăng ký lập Văn phòng dự án và Giấy đăng ký hoạt
động), không phải xem xét lại, song phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định tại
Nghị định này trong thời gian 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.
Điều 31. Khen thưởng, xử lý vi phạm
1. Các cá nhân, tổ chức phi chính phủ nước ngoài đóng góp tích cực, có hiệu quả cho các
chương trìn h phát triển và nhân đạo tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam ghi nhận và
khen thưởng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có hoạt động không phù hợp với Giấy đăng ký đã
được cấp hoặc vi phạm các quy định của Nghị định n ày, tùy theo mức độ vi phạm, sẽ bị
cơ quan có thẩm quyền đình chỉ một phần hoạt động hoặc thu hồi Giấy đăng ký. Mọi
hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của tổ chức phi chính phủ nước ngoài và nhân viên
của tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam sẽ bị xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Điều 32. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài
chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Chủ tịch Liên hiệp
các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương, Thủ trưởng cơ quan Trung ương của các đoàn thể chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này.

Nơi nhận: – Ban Bí thư Trung ương Đảng; – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; – Văn phòng BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; – HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; – Văn phòng Chủ tịch nước; – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; – Văn phòng Quốc hội; – Tòa án nhân dân tối cao; – Viện kiểm sát nhân dân tối cao; – Kiểm toán Nhà nước; – Ủy ba n Giám sát tài chính Quốc gia; – Ngân hàng Chính sách Xã hội;
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

– Ngân hàng Phát triển Việt Nam; – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; – Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục , đơn vị trực thuộc, Công báo; – Lưu: VT, QHQT (5b)