Law on Corporate Income Tax

For optimal readability, we highly recommend downloading the document PDF, which you can do below.

Document Information:

  • Year:
  • Country: Vietnam
  • Language: Vietnamese
  • Document Type: Domestic Law or Regulation
  • Topic:

This document has been provided by the
International Center for Not-for-Profit Law (ICNL).

ICNL is the leading source for information on th e legal environment for civil society and public
participation. Since 1992, ICNL has served as a resource to civil society leaders, government
officials, and the donor community in over 90 countries.

Visit ICNL’s Online Library at
https://www.icnl.org/knowledge/library/index.php
for further resources and research from countries all over the world.

Disclaimers Content. The information provided herein is for general informational and educational purposes only. It is not intended and should not be
construed to constitute legal advice. The information contai ned herein may not be applicable in all situations and may not, after the date of
its presentation, even reflect the most current authority. Noth ing contained herein should be relied or acted upon without the benefit of legal
advice based upon the particular facts and circumstances pres ented, and nothing herein should be construed otherwise.
Translations. Translations by ICNL of any materials into other languages are intended solely as a convenience. Translation accuracy is not
guaranteed nor implied. If any questions arise related to the accuracy of a translation, please refer to the original language official version of
the document. Any discrepancies or differences created in the tr anslation are not binding and have no legal effect for compliance or
enforcement purposes.
Warranty and Limitation of Liability. Although ICNL uses reasonable efforts to include ac curate and up-to-date information herein, ICNL
makes no warranties or representations of any kind as to its a ccuracy, currency or completeness. You agree that access to and u se of this
document and the content thereof is at your own risk. ICNL discl aims all warranties of any kind, express or implied. Neither ICNL nor any
party involved in creating, producing or delivering this document shall be liable for any damages whatsoever arising out of access to, use of
or inability to use this document, or any e rrors or omissions in the content thereof.

LUẬT
CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ 09/2003/QH11 NGÀY 17 THÁNG 6 NĂM 2003
VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Để góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và động viên một phần thu
nhập vào ngân sách nhà nước; bảo đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của
Quốc hội khoá X, kỳ
họp thứ 10;
Luật này quy định thuế thu nhập doanh nghiệp.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (dưới đây gọi chung là cơ sở
kinh doanh) có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, trừ đối tượng quy
định tại Điều 2 của Luật này.

Điều 2. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản
phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không thuộc diện nộp thuế thu nhập
doanh nghiệp, trừ hộ gia đình và cá nhân nông dân sản xuất hàng hóa lớn có thu nhập
cao theo quy định của Chính phủ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bao gồm: doanh nghiệp nhà nước;
công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty hợp danh; doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt

động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
doanh nghiệp tư nhân; hợp tác xã; tổ hợp tác; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang
nhân dân; cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ.
2. Cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dị
ch vụ bao gồm: hộ cá thể và nhóm kinh
doanh; hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp; cá nhân kinh doanh; cá nhân hành
nghề độc lập; cá nhân có tài sản cho thuê; cá nhân nước ngoài kinh doanh có thu nhập
phát sinh tại Việt Nam.
3. Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài ở Việt Nam là cơ sở kinh doanh mà thông
qua cơ sở này công ty nước ngoài tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động kinh
doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập, bao gồm:
a) Chi nhánh, văn phòng điều hành, nhà máy, công xưởng, phươ
ng tiện vận tải, hầm
mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt hoặc bất cứ địa điểm khai thác tài nguyên thiên nhiên nào ở
Việt Nam;
b) Địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp;
c) Cơ sở cung cấp dịch vụ bao gồm cả dịch vụ tư vấn thông qua người làm công cho
mình hay một đối tượng khác;
d) Đại lý cho công ty nước ngoài;
đ) Đại diện ở Việt Nam trong các tr
ường hợp là đại diện có thẩm quyền ký kết các
hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài hoặc đại diện không có thẩm quyền ký kết các
hợp đồng đứng tên công ty nước ngoài nhưng thường xuyên thực hiện việc giao hàng
hoá hoặc cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.
Trong trường hợp hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ s
ở thường trú thì thực hiện theo quy định của
hiệp định đó.

Điều 4. Nghĩa vụ, trách nhiệm thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Cơ sở kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Luật
này.
2. Cơ quan thuế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực
hiện đúng các quy định của Luật này.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chứ
c xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình giám sát, phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành các
quy định của Luật này.

4. Công dân Việt Nam có trách nhiệm giúp cơ quan thuế, cán bộ thuế trong việc thi
hành các quy định của Luật này.

CHƯƠNG II
CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ THUẾ SUẤT

Điều 5. Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất.

Điều 6. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ ở nước ngoài.

Điều 7. Xác định thu nhập chịu thuế
1. Thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ bằng
doanh thu trừ đi các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến thu nhập chịu thuế.
2. Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập từ chênh lệch mua, bán chứng khoán,
quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đấ
t; lãi từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, tiền gửi, cho vay
vốn, bán ngoại tệ; kết dư cuối năm các khoản dự phòng; thu các khoản nợ khó đòi đã
xử lý xoá sổ nay đòi được; thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; các
khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót mới phát hiện ra và các
khoản thu nhập khác.
Chính phủ quy định chi tiết phương pháp xác đị
nh thu nhập chịu thuế đối với khoản
thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất và mức thu theo Biểu
thuế lũy tiến từng phần không quá 30% đối với thu nhập còn lại từ chuyển quyền sử
dụng đất, chuyển quyền thuê đất sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong trường hợp hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà C
ộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ký kết có quy định khác về phương pháp xác định thu nhập chịu thuế đối
với cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của hiệp định đó.

Điều 8. Doanh thu

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung
ứng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng; trường
hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái
do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng
ngoại tệ.

Điều 9. Chi phí
1. Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm:
a) Chi phí khấu hao của tài sản cố định sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mức trích khấu hao được căn cứ vào giá trị tài sản cố định và thời gian trích khấu hao.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao
nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức khấ
u hao theo chế độ để nhanh chóng đổi
mới công nghệ.
Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn tài sản cố định và mức trích khấu hao quy định tại
điểm này;
b) Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng vào
sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế
trong kỳ được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho;
c) Tiền lương, tiền công, phụ c
ấp theo quy định của Bộ luật lao động, tiền ăn giữa ca,
trừ tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ hộ cá thể kinh doanh và
thu nhập của sáng lập viên công ty không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh
doanh;
d) Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ; sáng kiến, cải tiến; y tế; đào tạo lao động
theo chế độ quy định; tài trợ cho giáo dục;
đ) Chi phí dịch vụ mua ngoài: đi
ện, nước, điện thoại; sửa chữa tài sản cố định; tiền
thuê tài sản cố định; kiểm toán; dịch vụ pháp lý; thiết kế, xác lập và bảo vệ nhãn hiệu
hàng hoá; bảo hiểm tài sản; chi trả tiền sử dụng tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy
phép công nghệ không thuộc tài sản cố định; dịch vụ kỹ thuật và dịch vụ mua ngoài
khác;
e) Các khoản chi cho lao
động nữ theo quy định của pháp luật; chi bảo hộ lao động
hoặc trang phục; chi bảo vệ cơ sở kinh doanh; chi công tác phí; trích nộp quỹ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của cơ sở kinh doanh sử dụng lao động;
kinh phí công đoàn; chi phí hỗ trợ cho hoạt động của Đảng, đoàn thể tại cơ sở kinh
doanh; khoản trích nộp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên và các quỹ củ
a
hiệp hội theo chế độ quy định;
g) Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của ngân hàng và
các tổ chức tín dụng khác, của các tổ chức kinh tế theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền
vay của các đối tượng khác theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vay, nhưng tối đa
không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tại thời điểm vay;

h) Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định;
i) Trợ cấp thôi việc cho người lao động;
k) Chi phí về tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ;
l) Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và các khoản chi phí khác được khống chế tối đa không
quá 10% tổng số chi phí; đối với hoạt động thương nghiệp, tổng số chi phí để xác
định mức khố
ng chế không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;
m) Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ được tính vào chi phí hợp lý;
n) Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú ở
Việt Nam theo quy định của Chính phủ;
o) Chi phí mua hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không có
hoá đơn chứng từ do Chính phủ quy định.
2. Các khoản chi phí sau đây không được tính vào chi phí hợp lý:
a) Các khoản trích trước vào chi phí mà th
ực tế không chi;
b) Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp;
c) Các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu tính thuế và thu
nhập chịu thuế;
d) Các khoản chi do các nguồn vốn khác đài thọ.
3. Các khoản chi phí hợp lý quy định tại khoản 1 Điều này được ghi trong sổ kế toán
bằng đồng Việt Nam; trường hợp có khoản chi bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra đồng
Việt Nam theo tỷ giá h
ối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời
điểm chi ngoại tệ.

Điều 10. Thuế suất
1. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
2. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm kiếm
thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quí hiếm khác từ 28% đến 50% phù hợp với
từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

CHƯƠNG III
KÊ KHAI, NỘP THUẾ, QUYẾT TOÁN THUẾ

Điều 11. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh
Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp
luật;
2. Kê khai đầy đủ doanh thu, chi phí, thu nhập theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy
định;
3. Nộp đầy đủ, đúng hạn tiền thuế, các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước theo
thông báo của cơ quan thuế;
4. Cung cấp tài liệu, sổ kế toán, báo cáo kế toán, hóa đơn, chứ
ng từ có liên quan đến
việc tính thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế;
5. Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ theo giá thị trường.

Điều 12. Kê khai thuế
1. Hàng năm, cơ sở kinh doanh căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ của năm trước và khả năng của năm tiếp theo tự kê khai doanh thu, chi phí,
thu nhập chịu thuế, số thuế phải nộp cả năm, có chia ra từng quý theo mẫu của cơ
quan thuế và nộp cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý chậm nhất là ngày 25 tháng 01;
nếu tình hình sản xuất, kinh doanh trong năm có sự
thay đổi lớn thì cơ sở kinh doanh
phải báo cáo cơ quan thuế trực tiếp quản lý để điều chỉnh số thuế tạm nộp cả năm và
từng quý. Trong trường hợp cơ quan thuế kiểm tra phát hiện việc kê khai thuế của cơ
sở kinh doanh chưa phù hợp thì có quyền ấn định số thuế tạm nộp cả năm và từng
quý.
2. Đối với cơ sở
kinh doanh chưa thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì số
thuế phải nộp hàng tháng được tính theo chế độ khoán doanh thu và tỷ lệ thu nhập
chịu thuế phù hợp với từng ngành, nghề do cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định.

Điều 13. Nộp thuế
1. Cơ sở kinh doanh tạm nộp số thuế hàng quý theo bản tự kê khai hoặc theo số thuế
cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp thuế
hàng quý chậm nhất là ngày cuối quý.

Chính phủ quy định thủ tục nộp thuế đơn giản, thuận tiện, nâng cao ý thức trách
nhiệm của cơ sở kinh doanh trước pháp luật, đồng thời tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật của cơ quan thuế, bảo đảm quản lý thu thuế chặt
chẽ, có hiệu quả.
2. Cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này phải nộp thuế vào
ngân sách nhà nước hàng tháng theo thông báo của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế
hàng tháng được ghi trong thông báo chậm nhất là ngày 25 của tháng tiếp theo.
3. Cơ sở kinh doanh buôn chuyến phải kê khai và nộp thuế theo từng chuyến hàng với
cơ quan thuế nơi mua hàng trước khi vận chuyển hàng đi.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam
nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có
trách nhiệm khấu tr
ừ tiền thuế theo tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định tính trên tổng số
tiền chi trả và nộp vào ngân sách nhà nước cùng thời điểm chuyển trả tiền cho tổ
chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 14. Quyết toán thuế
1. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế hàng năm với cơ quan thuế. Quyết
toán thuế phải thể hiện đúng, đầy đủ các khoản sau đây:
a) Doanh thu;
b) Chi phí hợp lý;
c) Thu nhập chịu thuế;
d) Số thuế thu nhập phải nộp;
đ) Số thuế thu nhập đã tạm nộp trong năm;
e) Số thuế thu nhập đã nộp ở nước ngoài cho các kho
ản thu nhập nhận được từ nước
ngoài;
g) Số thuế thu nhập nộp thiếu hoặc nộp thừa.
2. Năm quyết toán thuế được tính theo năm dương lịch; trường hợp cơ sở kinh doanh
được phép áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì được quyết toán theo
năm tài chính đó. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ khi kết thúc năm dương lịch
hoặc năm tài chính, cơ s
ở kinh doanh phải nộp báo cáo quyết toán thuế cho cơ quan
thuế và phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước trong thời hạn
mười ngày, kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán; nếu nộp thừa thì được trừ vào số thuế
phải nộp của kỳ tiếp theo.
Trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,
giải thể, phá sản, cơ sở kinh doanh ph
ải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế và

gửi báo cáo quyết toán thuế trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày có quyết
định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá
sản.
Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều
này.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan thuế
Cơ quan thuế có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1. Hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai thuế, nộp thuế theo đúng quy định
của Luật này;
2. Thông báo cho cơ sở kinh doanh về việc chậm nộp tờ khai, chậm nộp thuế và quyết
định xử phạt vi phạm pháp luật về thuế; nếu c
ơ sở kinh doanh không nộp đầy đủ số
thuế, số tiền phạt theo thông báo thì có quyền áp dụng biện pháp xử lý quy định tại
khoản 4 Điều 23 của Luật này để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt; nếu đã thực
hiện biện pháp xử lý trên mà cơ sở kinh doanh vẫn không nộp đủ số thuế, số tiền phạt
thì chuyển hồ sơ
đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của
pháp luật;
3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở kinh doanh,
bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp phát hiện giá mua, giá
bán, chi phí kinh doanh và các yếu tố khác không hợp lý thì cơ quan thuế có quyền xác định
lại để bảo đảm thu đúng, thu đủ thuế thu nhập doanh nghiệp;
4. X
ử lý vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế;
5. Yêu cầu cơ sở kinh doanh cung cấp sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu
khác có liên quan đến việc tính thuế, nộp thuế; yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng
khác và tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính
thuế, nộp thuế;
6. Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ s
ở kinh doanh và đối tượng khác cung
cấp theo chế độ quy định.

Điều 16. Thẩm quyền ấn định thu nhập chịu thuế
1. Cơ quan thuế ấn định thu nhập chịu thuế để tính thuế đối với cơ sở kinh doanh
trong các trường hợp sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ;
b) Không kê khai hoặc kê khai không đúng căn cứ để tính thuế hoặc không chứng
minh được căn cứ đã ghi trong tờ
khai theo yêu cầu của cơ quan thuế;

c) Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và tài liệu cần thiết liên quan
đến việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp;
d) Kinh doanh không có đăng ký kinh doanh.
2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh hoặc căn cứ vào thu nhập chịu thuế của
cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, có quy mô kinh doanh tương đương để
ấn định
thu nhập chịu thuế; trường hợp cơ sở kinh doanh không đồng ý với mức ấn định thu
nhập chịu thuế thì có quyền khiếu nại với cơ quan thuế cấp trên trực tiếp theo quy
định của pháp luật; trong khi chờ giải quyết, cơ sở kinh doanh vẫn phải nộp thuế theo
mức thuế đã ấn định.

CHƯƠNG IV
MIỄN THUẾ, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Điều 17.
Miễn thuế, giảm thuế cho dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh,
hợp tác xã, cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm
1. Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn
khuyến khích đầu tư, hợp tác xã được áp dụng thuế suất 20%, 15%, 10%.
2. Dự án đầu tư thành lập cơ sở kinh doanh mới thuộc ngành nghề, lĩnh vực,
địa bàn
khuyến khích đầu tư và cơ sở kinh doanh di chuyển địa điểm theo quy hoạch, cơ sở
kinh doanh di chuyển đến địa bàn khuyến khích đầu tư được miễn thuế tối đa là bốn
năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là chín năm
tiếp theo.
Chính phủ quy định cụ thể ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn
được khuyến khích đầu tư;
mức thuế suất và thời gian áp dụng đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn được
khuyến khích đầu tư; mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định tại Điều này.

Điều 18. Miễn thuế, giảm thuế đối với cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây
chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, cải thiện môi trường sinh
thái, nâng cao năng lực sản xuất
Cơ sở kinh doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới
công nghệ, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao năng lực sản xuấ
t được miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại tối đa là bốn
năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa là bảy năm tiếp theo.
Chính phủ quy định cách xác định thu nhập tăng thêm do đầu tư mang lại và thời gian
miễn thuế, giảm thuế cho từng trường hợp quy định tại Điều này.

Điều 19. Miễn thuế, giảm thuế cho các trường hợp khác
1. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập của cơ sở kinh doanh như sau:
a) Phần thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công
nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việ
t Nam;
b) Phần thu nhập từ việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ
nông nghiệp;
c) Phần thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh
doanh dành riêng cho lao động là người tàn tật;
d) Phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, đối t
ượng tệ nạn xã hội;
đ) Thu nhập của hợp tác xã, hộ cá thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có thu
nhập thấp theo quy định của Chính phủ.
2. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà đầu tư góp vốn bằng bằng sáng chế, bí
quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật; giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp cho phần thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng giá trị
phần vốn của nhà đầu
tư nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
3. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh hoạt động sản xuất, xây
dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của Chính phủ.
4. Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ sở kinh doanh sử dụng nhiều lao động,
lao động là người dân tộc thiểu số theo quy đị
nh của Chính phủ; miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với phần thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân
tộc thiểu số.

Điều 20. Chuyển lỗ
Cơ sở kinh doanh sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được
chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được
chuyển lỗ không quá năm năm.

Điều 21. Thủ tục thực hiện miễn thuế, giảm thuế và chuyển lỗ
Việc miễn thuế, giảm thuế và chuyển lỗ theo quy định tại các điều 17, 18, 19 và 20
của Luật này chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh doanh đã thực hiện chế độ kế toán, hoá
đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai, trừ hộ cá thể sản xuất, kinh doanh hàng hoá,

dịch vụ có thu nhập thấp. Cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện được hưởng ưu
đãi thuế, mức miễn thuế, giảm thuế, chuyển lỗ để đăng ký với cơ quan thuế và thực
hiện khi quyết toán thuế.
Cơ quan thuế có nhiệm vụ kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, xác định số
thuế mà cơ
sở kinh doanh được miễn, giảm, số lỗ mà cơ sở kinh doanh được trừ vào
thu nhập chịu thuế.
Trong trường hợp cơ sở kinh doanh xác định không đúng về điều kiện ưu đãi, số thuế
được miễn, giảm, số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế thì bị xử phạt vi phạm hành
chính về thuế.

CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 22. Khen thưởng
Cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tổ chức, cá nhân có
thành tích trong việc thực hiện các quy định của Luật này, cơ sở kinh doanh thực hiện
tốt nghĩa vụ nộp thuế thì được khen thưởng.
Chính phủ quy định cụ thể việc khen thưởng.

Điều 23. Xử lý vi phạm về thuế đối với đối tượng nộp thuế
Đối tượng nộp thuế vi phạm các quy định của Luật này thì bị xử lý như sau:
1. Không thực hiện đúng những quy định về chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, kê
khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế theo quy định tại các điều 11, 12, 13, 14 và 21
của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị
xử phạt vi phạm hành
chính về thuế;
2. Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý
về thuế thì ngoài việc nộp đủ số thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp
phạt 0,1% (một phần nghìn) số tiền nộp chậm;
3. Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ
số thuế theo quy định của Luật
này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số thuế
gian lận; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà
còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự theo quy định của pháp luật;
4. Không nộp thuế, nộ
p phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý
như sau:

a) Trích tiền gửi của cơ sở kinh doanh tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc
để nộp thuế, nộp phạt.
Ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền
gửi của cơ sở kinh doanh để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết
định xử lý về thuế của cơ quan thuế hoặc của cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;
b) Giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt;
c) Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số thuế, số tiền phạt
còn thiếu.

Điều 24. Thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử lý vi phạm về thuế
1. Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi
phạm của đối tượng nộp thuế quy định tại khoản 1, khoản 2 và phạt tiền từ một đến
năm lần số thuế gian lận theo quy định tại khoản 3 Điều 23 củ
a Luật này.
2. Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng
biện pháp xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 23 của Luật này và chuyển hồ sơ đến
cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi
phạm quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật này.

Điều 25. Xử lý vi phạm đối với cán bộ thuế và cá nhân khác
1. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, chiếm đoạt
tiền thuế, tiền phạt thì phải bồi hoàn cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, số tiền phạt
đã sử dụng trái phép và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy
cứu trách nhiệm hình sự theo quy đị
nh của pháp luật.
2. Cán bộ thuế, cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây thiệt hại
cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tùy
theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định của pháp luật.
3. Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho
người vi ph
ạm hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính
chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định
của pháp luật.
4. Người cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở việc thi hành Luật này thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG VI
KHIẾU NẠI VÀ THỜI HIỆU

Điều 26. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại
về thuế
1. Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành
không đúng các quy định của Luật này.
Đơn khiếu nại phải được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thời
hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được thông báo ho
ặc quyết định xử lý của cán bộ
thuế, cơ quan thuế.
Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo thông báo hoặc
quyết định xử lý của cơ quan thuế.
2. Trong trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định của cơ quan giải
quyết khiếu nại hoặc quá thời hạn theo quy định của pháp luật v
ề khiếu nại, tố cáo mà
chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại với cơ quan thuế cấp trên trực tiếp hoặc
khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thuế trong việc giải quyết
khiếu nại về thuế
1. Cơ quan thuế khi nhận được khiếu nại về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời
hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan thuế nhận khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài
liệu liên quan đế
n việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu
thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
3. Cơ quan thuế phải hoàn trả số tiền thuế, số tiền phạt thu không đúng cho cơ sở kinh
doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ
quan thuế cấp trên ho
ặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp phát hiện và kết luận có sự khai man thuế, trốn thuế hoặc nhầm
lẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả
tiền thuế trong thời hạn năm năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự
khai man thuế, trốn thuế hoặc nhầ
m lẫn về thuế; trường hợp cơ sở kinh doanh không
đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt được tính
từ ngày cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.
5. Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại về thuế
của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp dướ
i. Quyết định giải quyết khiếu nại
về thuế của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.

CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 28
C
hính phủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Luật này trong cả nước.
Điều 29
Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện
Luật này trong cả nước.

Điều 30
Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo việc
thực hiện và kiểm tra việc chấp hành Luật này tại địa phương mình.

CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 31
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
2. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 10 tháng 5 năm 1997 hết hiệu lực thi hành
kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
Bãi bỏ quy định hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp cho số thu nhập tái đầu tư,
thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Luật đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam.
Bãi bỏ quy
định về thuế chuyển quyền sử dụng đất đối với cơ sở kinh doanh quy định
tại Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất. Thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất của cơ
sở kinh doanh phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. Thu
nhập từ chuyển quyền sử dụng đất của cá nhân không kinh doanh phải chịu thu
ế đối với
thu nhập của cá nhân theo quy định của pháp luật.
Các quy định trước đây về thuế thu nhập doanh nghiệp trái với Luật này đều bãi bỏ.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp
tác kinh doanh đã được cấp Giấy phép đầu tư, các doanh nghiệp trong nước đã được

cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư tiếp tục được hưởng ưu đãi về thuế quy định trong
Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư; trường hợp trong Giấy phép đầu tư,
Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư quy định mức ưu đãi thấp hơn mức ưu đãi về thu
ế
theo quy định của Luật này thì được hưởng mức ưu đãi theo quy định của Luật này
cho thời gian ưu đãi còn lại.

Điều 32
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ
họp thứ 3 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2003.