Ordinance on the Exercise of Democracy in Communes, Wards and Townships

For optimal readability, we highly recommend downloading the document PDF, which you can do below.

Document Information:

  • Year:
  • Country: Vietnam
  • Language: Vietnamese
  • Document Type: Domestic Law or Regulation
  • Topic:

This document has been provided by the
International Center for Not-for-Profit Law (ICNL).

ICNL is the leading source for information on the legal environment for civil society and public
participation. Since 1992, ICNL has served as a resource to civil society leaders, government
officials, and the donor community in over 90 countries.

Visit ICNL’s Online Library at
https://www.icnl.org/knowledge/library/index.php

for further resources and research from countries all over the world.

Disclaimers

Content. The information provided herein is for general informational and educational purposes only. It is not intended and should not be
construed to constitute legal advice. The information contained herein may not be applicable in all situations and may not, after the date of
its presentation, even reflect the most current authority. Nothing contained herein should be relied or acted upon without the benefit of legal
advice based upon the particular facts and circumstances presented, and nothing herein should be construed otherwise.

Translations. Translations by ICNL of any materials into other languages are intended solely as a convenience. Translation accuracy is not
guaranteed nor implied. If any questions arise related to the accuracy of a translation, please refer to the original language official version of
the document. Any discrepancies or differences created in the translation are not binding and have no legal effect for compliance or
enforcement purposes.

Warranty and Limitation of Liability. Although ICNL uses reasonable efforts to include accurate and up-to-date information herein, ICNL
makes no warranties or representations of any kind as to its accuracy, currency or completeness. You agree that access to and use of this
document and the content thereof is at your own risk. ICNL disclaims all warranties of any kind, express or implied. Neither ICNL nor any
party involved in creating, producing or delivering this document shall be liable for any damages whatsoever arising out of access to, use of
or inability to use this document, or any errors or omissions in the content thereof.

PHÁP LỆNH
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 34/2007/PL-UBTVQH11
NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2007

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa
đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội
khoá X, kỳ họp thứ 10;
Pháp lệnh này quy định về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định những nội dung phải công khai để nhân dân biết; những nội dung nhân
dân bàn và quyết định; những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm
quyền quyết định; những nội dung nhân dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền, cán bộ,
công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), của cán bộ thôn, làng, ấp, bản,
phum, sóc (sau đây gọi chung là thôn), tổ dân phố, khu phố
, khối phố (sau đây gọi chung là tổ
dân phố), của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và của nhân dân trong việc thực hiện dân
chủ ở cấp xã.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện dân chủ ở cấp xã
1. Bảo đảm trật tự, kỷ cương, trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm quyền của nhân dân được biết, tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám
sát việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
3. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
4. Công khai, minh bạch trong quá trình thực hiệ
n dân chủ ở cấp xã.
5. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở cấp xã
1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ ở
cấp xã.
2. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên củ
a Mặt trận cùng cấp trong việc tổ
chức thực hiện dân chủ ở cấp xã.
3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận ở cấp xã có
trách nhiệm giám sát việc thực hiện và tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện dân chủ ở cấp xã.
Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Không thực hiện hoặc làm trái các quy định về thực hiện dân chủ ở cấp xã.
2. Trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở
cấp xã.
3. Bao che, cản trở hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cấp xã.
4. Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cấp xã để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hộ
i; xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân.

Chương II
NHỮNG NỘI DUNG CÔNG KHAI ĐỂ NHÂN DÂN BIẾT

Điều 5. Những nội dung công khai
1. Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, phÂương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự
toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
2. Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ
giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã; quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án
điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên
địa bàn cấp xã.

3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc
của nhân dân.
4. Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án
đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
5. Chủ trưÂơng, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xoá đói, giảm
nghèo; phương thức và kết quả bình xét h
ộ nghèo đưÂợc vay vốn phát triển sản xuất, trợ
cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
6. Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên
quan trực tiếp tới cấp xã.
7. Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ,
công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân ph
ố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và
Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
8. Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm
quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy
định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.
9. Đối tư
Âợng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền
cấp xã trực tiếp thu.
10. Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan
đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
11. Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Điều 6. Hình thức công khai
1. Những n
ội dung quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh này được công khai bằng các hình
thức sau đây:
a) Niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã;
b) Công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;
c) Công khai thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
2. Chính quyền cấp xã có thể áp dụng đồng thời nhiều hình thức công khai quy định tại
khoản 1 Điều này; thực hiện việc cung cấ
p thông tin theo quy định tại Điều 32 của Luật
phòng, chống tham nhũng.
Điều 7. Việc công khai bằng hình thức niêm yết

1. Những nội dung quy định tại các khoản 2, 3, 9 và 10 Điều 5 của Pháp lệnh này phải
được niêm yết công khai tại trụ sở Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm niêm yết những nội dung quy định tại khoản 1
Điều này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với
những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã ho
ặc kể từ ngày nhận
được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp
trên.
3. Thời gian niêm yết các nội dung quy định tại khoản 2 và khoản 9 Điều 5 của Pháp lệnh
này ít nhất là ba mươi ngày liên tục, kể từ ngày niêm yết; các nội dung quy định tại khoản
3 và khoản 10 Điều 5 của Pháp lệnh này được niêm yết thườ
ng xuyên.
Điều 8. Việc công khai trên hệ thống truyền thanh và thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng
tổ dân phố để thông báo đến nhân dân
1. Những nội dung quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 11 Điều 5 của Pháp lệnh này
được công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã hoặc gửi đến Trưởng thôn, Tổ
trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
2. Chính quyền cấp xã có trách nhiệm công khai những nội dung quy định tại khoản 1
Điề
u này chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày văn bản được thông qua, ký ban hành đối với
những việc thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã hoặc kể từ ngày nhận
được văn bản đối với những việc thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà nước cấp
trên.
3. Trường hợp công khai trên hệ thống truyền thanh của cấp xã thì thời hạn công khai là
ba ngày liên t
ục.
Điều 9. Trách nhiệm tổ chức thực hiện các nội dung công khai
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội
dung công khai, trong đó nêu rõ cách thức triển khai thực hiện, thời gian thực hiện và
trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và chỉ đạo việc
thực hiện kế
hoạch, phương án đã được thông qua.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả
thực hiện các nội dung công khai tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng nhân dân.

Chương III
NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Mục 1
NỘI DUNG, HÌNH THỨC NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH TRỰC TIẾP

Điều 10. Nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trÂương và mức đóng góp xây dựng cơ sở
hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do
nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ
cộng đồng dân cưÂ phù hợp vớ
i quy định của pháp luật.
Điều 11. Hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
1. Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này
bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân
phố;
b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
2. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được
thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc b
ỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị
quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện
hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp.
3. Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc
cử tri đại diệ
n hộ gia đình.
Điều 12. Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp
1. Những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này khi đưa ra nhân dân bàn và
quyết định trực tiếp, nếu có trên 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong
thôn, tổ dân phố hoặc trong toàn cấp xã tán thành thì có giá trị thi hành.
2. Nhân dân có trách nhiệm tham gia bàn và quyết định các công việc của thôn, tổ dân
ph
ố và của cấp xã theo quy định của pháp luật; chấp hành và thực hiện các quyết định đã
có giá trị thi hành.
3. Chính quyền cấp xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
thành viên của Mặt trận cùng cấp tổ chức tuyên truyền, vận động, thuyết phục những cử
tri, hộ gia đình chưa tán thành trong việc thực hiện những quyết định đ
ã có giá trị thi
hành.

Mục 2
NỘI DUNG, HÌNH THỨC NHÂN DÂN BÀN, BIỂU QUYẾT ĐỂ CẤP
CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

Điều 13. Những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết
1. HưÂơng ưÂớc, quy Âước của thôn, tổ dân phố.
2. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm TrÂưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
3. Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Điều 14. Â Hình thức nhân dân bàn, biểu quyết
1. Nhân dân bàn và biểu quyết những nội dung quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này
bằng mộ
t trong các hình thức sau đây:
a) Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân
phố;
b) Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
2. Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được
thực hiện bằng hình thứ
c giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị
quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện
hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp.
3. Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại
diện hộ gia đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Điều 15. Giá trị thi hành đối với những việc nhân dân bàn, biểu quyết
1. Đối với nội dung quy định tại khoản 1 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50%
tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá
trị thi hành sau khi ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây
gọi chung là cấp huyện) ra quyết định công nhận.
2. Đối vớ
i nội dung quy định tại khoản 2 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50%
tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố tán thành thì có giá
trị thi hành sau khi ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận.

3. Đối với nội dung quy định tại khoản 3 Điều 13 của Pháp lệnh này, nếu có trên 50%
tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tán thành thì có giá trị thi hành sau khi được
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã công nhận.
Điều 16. Việc công nhận những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết
1. Việc công nhận hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố được thực hi
ện như sau:
a) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban nhân dân
cấp xã kết quả việc nhân dân bàn, biểu quyết;
b) Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng thôn, Tổ
trưởng tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân cấp
huyện;
c) Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ
đề nghị của Uỷ ban
nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải xem xét, ra quyết định công nhận;
trường hợp không công nhận thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Việc công nhận kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân
phố được thực hiện như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp thôn, tổ dân phố có trách nhiệm lập biên bản, báo cáo ngay vớ
i
Uỷ ban nhân dân cấp xã kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ
dân phố;
b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban nhân dân
cấp xã phải xem xét, ra quyết định công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Việc công nhận kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám
sát đầu tư của cộng đồ
ng được thực hiện như sau:
a) Người chủ trì cuộc họp có trách nhiệm báo cáo ngay với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam cấp xã kết quả bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu
tư của cộng đồng;
b) Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp xã phải xem xét, công nhận; trường hợp không công nhận thì phải trả

lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mục 3
TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHỮNG NỘI DUNG

NHÂN DÂN BÀN VÀ QUYẾT ĐỊNH

Điều 17. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã lập, thông qua kế hoạch thực hiện những nội dung nhân dân
bàn và quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị
– xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện; chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện
k
ế hoạch đã được thông qua.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm lập biên bản tổng hợp kết quả về
những nội dung đã đưa ra nhân dân toàn cấp xã bàn và quyết định; tổ chức triển khai thực
hiện những nội dung đã được nhân dân quyết định; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam cấp xã tổ chức việc bầ
u, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng
tổ dân phố.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả
thực hiện các nội dung nhân dân bàn và quyết định tại kỳ họp gần nhất của Hội đồng
nhân dân.
Điều 18. Trách nhiệm của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
1. Chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố t
ổ chức cuộc họp cử tri
hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia
đình để nhân dân thực hiện những nội dung quy định tại Điều 10, khoản 1 và khoản 3
Điều 13 của Pháp lệnh này.
2. Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp
nh
ững công việc của thôn, tổ dân phố.
3. Lập biên bản về kết quả đã được nhân dân thôn, tổ dân phố bàn và quyết định trực tiếp
những công việc thuộc phạm vi cấp xã; báo cáo kết quả cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cấp xã.
4. Tổ chức thực hiện những công việc trong phạm vi thôn, tổ dân phố đã được nhân dân
quyết định.

Chương IV
NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN THAM GIA Ý KIẾN TRƯỚC KHI
CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH

Điều 19. Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến
1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cấp xã; phÂương án chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát
triển ngành nghề của cấp xã.
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản
lý, sử dụng quỹ
đất của cấp xã.
3. Dự thảo kế hoạch triển khai các chÂương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trÂ-
ương, phưÂơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định
cưÂ; phÂương án quy hoạch khu dân cưÂ.
4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành
chính liên quan trực tiếp đến cấ
p xã.
5. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo
yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Điều 20. Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến
1. Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố.
2. Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
3. Thông qua hòm thưÂ góp ý.
Điều 21. Trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân
dân tham gia ý kiến
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch để lấy ý kiến nhân dân
về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã, trong đó nêu rõ
cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã phối h
ợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức chính trị – xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch đã được thông qua.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến,
tổng hợp ý
‎ kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; nghiên cứu tiếp thu ý kiến
và thông báo với nhân dân về tiếp thu ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Trường hợp chính quyền cấp xã quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp
lệnh này khác với ý
‎ kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.
4. Đối với những nội dung do cơ quan có thẩm quyền giao cho chính quyền cấp xã đưa ra
lấy ý kiến nhân dân thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch

thực hiện, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực
hiện; chỉ đạo tổ chức thực hiện, tổng hợp ý kiến và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về
kết quả lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn.
5. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết quả
thực hiện các nội dung đưa ra lấy ý kiến nhân dân tại kỳ họp gần nh
ất của Hội đồng nhân
dân.
Điều 22. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp trên về tổ chức thực hiện những
nội dung nhân dân cấp xã tham gia ý kiến
1. Lấy ý kiến nhân dân trước khi quyết định về những việc liên quan trực tiếp đến quyền
và lợi ích của công dân trên địa bàn cấp xã.
2. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã.
3. Cung c
ấp các tài liệu cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân.Â
4. Tiếp thu ý kiến nhân dân về những nội dung đã đưa ra lấy ý kiến. Trường hợp cơ
quan có thẩm quyền quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này
khác với ý
‎ kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình.

Chương V
NHỮNG NỘI DUNG NHÂN DÂN GIÁM SÁT

Điều 23. Những nội dung nhân dân giám sát
Nhân dân giám sát việc thực hiện các nội dung quy định tại các điều 5, 10, 13 và 19 của
Pháp lệnh này.
Điều 24. Hình thức để thực hiện việc giám sát của nhân dânÂ
1. Nhân dân thực hiện việc giám sát thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân,
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trình tự, thủ tục hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng
đồng
được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Nhân dân trực tiếp thực hiện việc giám sát thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị thông qua Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám
sát đầu tư của cộng đồng.
Trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhân dân được thực hiện theo quy định
của pháp luật.
Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện giám sát của
nhân dân
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có các trách
nhiệm sau đây:
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu cần thiết cho Ban thanh tra nhân dân,
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;
2. Xem xét, giải quyết và trả lời kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân,
kiến nghị của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng, của Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận cấ
p xã hoặc báo cáo với
cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
3. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát
đầu tư của cộng đồng hoặc người có hành vi trả thù, trù dập công dân khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Lấy phiếu tín nhiệm
1. Hai năm một lần trong mỗ
i nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cấp xã, Ban Thường trực
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ
tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
2. Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, thành viên Ban thường vụ của các t
ổ chức chính trị – xã hội cấp xã, Trưởng
ban thanh tra nhân dân, Trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng (nếu có), Bí thư chi
bộ, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác mặt trận thôn, tổ dân phố.
3. Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã gửi kết quả lấy phiếu tín
nhiệm và kiến nghị của mình tới Hội đồng nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ
chức có
thẩm quyền.

Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành
1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
2. Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy
chế thực hiện dân chủ ở xã hết hiệu lực kể từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành.
Điều 28. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình h
ướng dẫn những nội dung quy định tại các điều 11, 14, 16, 22 và 26
của Pháp lệnh này.